Dịch vụ bảo vệ là một trong 6 lực lượng có chức năng nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự xã hội. Trong đó lực lượng dịch vụ bảo vệ và lực lượng dân quân tự vệ là những lực lượng bán chuyên, có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn đã được nêu rõ trong nghị định Nghị định 96/2016/NĐ-CP được chính phủ ban hành và các thông tư liên quan của bộ công an.
1. Nhân viên bảo vệ là ai?
Nhân viên bảo vệ là người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, ngăn chặn hành vi xấu nhằm bảo vệ tài sản và tính mạng của con người. Họ là người trực tiếp thực hiện tuần tra, giám sát nhằm phát hiện kịp thời các hành vi phá hoại và có kỹ năng xử lý ngăn chặn mọi hành vi một cách nhanh chóng. Nhân viên bảo vệ hiện có mặt ở khắp mọi nơi từ trường học, bệnh viện đến siêu thị, nhà hàng, khách sạn, nhà máy, xí nghiệp, kho vận, …
2. Nhân viên bảo vệ phải làm những công việc gì?
Những công việc nhân viên bảo vệ cần làm bao gồm:
– Thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an toàn về tài sản và con người;
– Theo dõi, giám sát các thông tin, hành động liên quan đến công việc được giao;
– Giám sát, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi phá hoại;
– Tuần tra, canh gác ở các khu vực giao nhau gần mục tiêu bảo vê;
– Luôn trong tư thế sẵn sàng xử lý mọi tình huống nguy hiểm;
– Báo cáo tình hình, nhận xét và rút kinh nghiệp cho những nhiệm vụ tiếp theo.
3. Điều kiện tiêu chuẩn đối với nhân viên dịch vụ bảo vệ:
Theo quy định tại Điều 32 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, nhân viên dịch vụ bảo vệ cần đáp ứng một số tiêu chuẩn sau:
– Không phải là người ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không có tiền án về các tội giết người, cố ý gây thương tích, các tội xâm phạm sở hữu;
– Có lý lịch rõ ràng được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú xác nhận;
– Có giấy khám sức khoẻ của trung tâm y tế, bệnh viện từ cấp huyện trở lên xác nhận có đủ sức khoẻ để lao động;
– Có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên;
– Có chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ.
4. Quy định về chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ của nhân viên dịch vụ bảo vệ:
4.1. Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ là loại giấy tờ gì?
Theo khoản 7 Điều 4 Nghị định 96/2016/NĐ-CP thì chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ được hiểu là văn bản được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền cho nhân viên bảo vệ đạt yêu cầu trong những đợt sát hạch.
Cụ thể, nhân viên của cty SEKIN sẽ được cử đi tập huấn và bồi dưỡng nghiệp vụ tại trung tâm đào đạo và bồi dưỡng nghiệp vụ C.A TP Hà Nội. Sau đó sẽ được phòng C06 sát hạch và cấp chứng chỉ nghiệp vụ.
4.2. Các loại chứng chỉ nghiệp vụ bảo vê chuyên nghiệp:
Hiện nay, có 2 loại chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ chuyên nghiệp, được dùng để cấp cho nhân viên bảo vệ hành nghề. Hai chứng chỉ cụ thể bao gồm:
– Chứng chỉ hoạt động bảo vệ: Được cấp cho nhân viên bảo vệ sau khi tham gia các khoá đào tạo về nghiệp vụ bảo vệ chuyên nghiệp, huấn luyện võ thuật. Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ này đảm bảo nhân viên bảo vệ đã được đào tạo và có khả năng thành thục các nghiệp vụ cần có trong công tác bảo vệ chuyên nghiệp như: tác phong làm việc, cách đi đứng, quan sát mục tiêu, kỹ năng ghi chép sổ sách…
– Chứng chỉ phòng cháy chữa cháy và Sơ cấp cứu: Đây là chứng chỉ cần thiết khi nhân viên bảo vệ hành nghề, đảm bảo có khả năng ứng phó, xử lý khi có tình huống nguy hiểm từ cháy nổ, từ ẩu đả. Chứng chỉ được cấp sau khi nhân viên bảo vệ hoàn thành các khoá học tại các đơn vị uy tín, được đào tạo kỹ năng từ cơ bản đến nâng cao, từ lý thuyết đến thực hành.